start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo thống kê;baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
Quá trình phát triển

Quận Ô Môn vững bước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa

07/09/2021 10:50
Màu chữ Cỡ chữ

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Ô Môn đã không ngừng nỗ lực đưa Ô Môn đi đúng quỹ đạo phát triển về xây dựng và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến Ô Môn hôm nay, các công trình nối tiếp nhau mọc lên, dáng vóc của quận cửa ngõ phía tây thành phố đang được định hình từ chính bàn tay, khối óc và lòng nhiệt huyết của những người con Ô Môn anh dũng, kiên cường.

 Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển quận Ô Môn, càng thêm tự hào về vùng đất hội tụ "văn minh hào kiệt", nơi sinh thành các bậc sĩ phu yêu nước (Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị,...), những chiến sĩ cách mạng kiên trung (Châu Văn Liêm), nơi thành lập 02 chi bộ Đảng đầu tiên (năm 1929), nơi được coi là chiếc nôi cách mạng của thành phố Cần Thơ. Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, Ô Môn còn góp phần làm phong phú thêm nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ XX với những tên tuổi như: viện sĩ - nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, nhạc sĩ Trần Kiết Tường, Đắc Nhẫn, Triều Dâng,... Và hôm nay, những người con Ô Môn vẫn đang hăng say lao động để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
      Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế
      Nếu trước đây, Ô Môn là huyện thuần nông với các sản phẩm chủ đạo như: lúa, cá, cây ăn quả,... các cơ sở sản xuất công nghiệp hầu như chưa được thiết lập thì đến tháng 6-2017, quận Ô Môn đã có 944 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút 14.390 lao động. Trong đó, các ngành, nghề truyền thống như: sản xuất bánh kẹo, tương chao, chế biến lương thực, nghề làm bánh tráng, làm nhang, nghề đan lợp tép,... đang trên đà phát triển. Nhờ đó, đến tháng 6-2017, Tổng giá trị giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện được 7.225 tỷ 996 triệu đồng (giá so sánh năm 2010), đạt 50,1% KH, so cùng kỳ tăng 4,2%. Ngoài sự gia tăng về số lượng các cơ sở sản xuất và sự đa dạng trong cơ cấu ngành nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn còn thể hiện xu hướng "tích tiểu thành đại" để hình thành những doanh nghiệp, công ty có quy mô khá lớn, có tổ chức kỷ luật chặt chẽ và quản lý kinh tế khoa học.
      Lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng có những bước tiến mới, phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá các loại hình. Tổng số cơ sở thương mại và dịch vụ trên địa bàn quận hiện tại là 9.059 cơ sở, với khoảng 23.830 lao động. Đáng chú ý nhất là chợ trung tâm quận Ô Môn ngày càng được chỉnh trang, sắp xếp theo hướng văn minh thương mại.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Ô Môn luôn xác định ngành nông nghiệp Ô Môn sẽ tập trung phát triển theo hướng nông nghiệp chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới như IPM, 3 giảm, 3 tăng, sử dụng giống lúa có chất lượng tốt, đặc biệt là các giống lúa thơm,... đã giúp nông dân quận Ô Môn giảm chi phí đầu tư, nâng cao lợi nhuận và chất lượng lúa, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Đan lợp tép ở Hợp tác xã đan lợp tép Thành Công, phường Thới Long, quận Ô Môn

      Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động

      Để giải quyết thoả đáng vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn, Đảng bộ, chính quyền quận Ô Môn đã từng bước đưa lao động nông nghiệp vào làm việc trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp; tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động để thực hiện mục tiêu "đào tạo theo đơn đặt hàng"; phối hợp với  các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố Cần Thơ tổ chức các trung tâm học tập cộng đồng để trang bị kiến thức, tay nghề cho người lao động.

      Cùng với đó, quận còn tiến hành hỗ trợ vốn, khoa học - kỹ thuật, mở rộng các ngành nghề,... nhằm tạo ra nhiều chỗ làm mới cho người lao động. Quận cũng không ngừng đẩy nhanh công tác tuyên truyền, vận động và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn đã góp phần giải quyết nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động,... Ngoài ra, đón đầu các dự án đầu tư, nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó lên kế hoạch đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu mà quận Ô Môn thực hiện trong những năm qua. Chẳng hạn, ngay từ những ngày đầu khởi công dự án cấp quốc gia xây dựng Nhà máy điện Ô Môn, Đảng bộ, chính quyền quận đã kết hợp với Ban quản lý dự án đào tạo hơn 100 kỹ sư điện. Trong tương lai, khi dự án này chính thức đi vào hoạt động sẽ thu hút và giải quyết việc làm cho khoảng 4.500 - 6.000 lao động địa phương.

      Nguồn nhân lực - khâu đột phát của mọi đột phá

      Được sự quan tâm sát sao của Đảng bộ và chính quyền địa phương, trong nhiều năm qua, ngành giáo dục - đào tạo quận Ô Môn luôn tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn hóa, đồng bộ về cơ cấu; đặc biệt chú trọng giáo dục cho học sinh các kỹ năng: sống, làm việc theo nhóm, nghiên cứu và tự học. Đồng thời, Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học; đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch, đến tháng 6-2017, tổng số trường đạt chuẩn trên địa bàn 32/42 trường (trong đó có 04 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), tạo tiền đề cho việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đây là những yếu tố quan trọng mang lại thành công trong sự nghiệp trồng người của quận.

Bên cạnh chiến lược đầu tư nguồn nhân lực mang tính lâu dài, nhiệm vụ trước mắt của quận Ô Môn là chuẩn hoá đội ngũ cán bộ các cấp. Đến nay, về cơ bản, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trên địa bàn quận Ô Môn đã phát huy tốt vai trò ở các lĩnh vực công tác. Đội ngũ cán bộ, viên chức cấp quận và cấp phường đã được quy hoạch để đào tạo và bồi dưỡng, hướng tới đội ngũ viên chức, công chức của quận, phường phải đạt chuẩn theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

      Trở thành một quận của thành phố trực thuộc Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ô Môn đã đạt được nhiều thành tựu khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy nhân tố con người, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, lập lại trật tự kỷ cương đô thị là những nội dung trọng tâm đã, đang và sẽ tiếp tục được thực hiện để đưa Ô Môn trở thành một trong những quận đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xứng đáng với vị trí cửa ngõ phía tây của thành phố.

Bố trí thí nghiệm trên ruộng IPM của Trạm bảo vệ thực vật Ô Môn

      Những tiềm năng, thế mạnh cần được khơi dậy

      Hệ thống giao thông thuỷ, bộ của Ô Môn khá hoàn chỉnh: tuyến đường bộ huyết mạch 91 nối liền thành phố Cần Thơ với các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và nước láng giềng Campuchia; cùng các tỉnh lộ 923, 934, 922 nối với các huyện khác trong tỉnh. Bên cạnh đó, quận Ô Môn còn có Trường trung học kỹ thuật cơ điện nông nghiệp Nam Bộ, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long quy tụ những nhà khoa học đầu ngành,... Nằm liền kề với Khu công nghiệp Trà Nóc I (quận Bình Thuỷ), quận có điều kiện tiếp nhận sự lan toả của quá trình đô thị hoá, các ưu tiên về đầu tư và tiến bộ khoa học - công nghệ mới. Khu công nghiệp Trà Nóc II  (phường Phước Thới, quận Ô Môn) đang trong tiến trình thu hút các nhà đầu tư sẽ góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

      Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quận Ô Môn luôn chú trọng việc tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung phát triển giao thông, tạo mọi điều kiện thúc đẩy các dự án của Trung ương, thành phố sớm khởi công đưa vào hoạt động; Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giữ gìn đoàn kết nội bộ; Nâng cao dân trí, tập trung dồn sức cho phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực toàn diện là khâu đột phá của mọi đột phá để Ô Môn phát triển ngang tầm với vị thế quận công nghiệp - đô thị công nghệ cao của thành phố Cần Thơ.

      Các chỉ tiêu chủ yếu (năm 2016)

      1. Về kinh tế:

      - Tăng trưởng giá trị sản xuất (GO): 110,44%, trong đó: nông nghiệp và thủy sản 99,02%, công nghiệp và xây dựng 110,8%, dịch vụ 114,39%.

      - Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010): 18.322 tỷ đồng; trong đó: nông nghiệp và thủy sản 1.325 tỷ đồng, công nghiệp và xây dựng 13.985 tỷ đồng, dịch vụ 3.012 tỷ đồng.

      - Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 9.400 tỷ đồng.

      2. Về xã hội:

      - Mức giảm tỷ suất sinh bình quân 0,03‰; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%/năm.

      - Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,41%, tỷ lệ hộ nghèo còn 5,9% (theo chuẩn 2016 - 2020).

      3. Về môi trường:

      - Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 99%. Tỷ lệ dân được cung cấp nước sạch đạt 89,03%.

      - Thu gom, xử lý chất thải rắn đạt trên 90%.

start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar