start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo thống kê;baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
Tài nguyên, xử lý chất thải

-> Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên

31/07/2013 03:34
Màu chữ Cỡ chữ

I. Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải:

      Quận Ô Môn đang kêu gọi đầu tư Dự án nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung (giai đoạn I), với tổng diện tích 20 ha đất sạch, quy mô dự án:

      - Nhà máy nằm trong 2 khu vực là Thới Trinh, phường Phước Thới và Thới Phong A, phường Thới An. Có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp trục đường số 2 vào nhà máy nhiệt điện Ô Môn, phía Đông giáp đất dân cách QL91 khoảng 1.200 mét, phía Nam giáp đất dân, phía Tây giáp kinh đình.

      - Tổng diện tích đất quy hoạch cho dự án là 47ha. Nhưng thực hiện trước giai đoạn I là 20ha.

      - Hiện trạng sử dụng đất chủ yếu là đất nông nghiệp (trên 90%) mà một ít đất ở đô thị.

      - Tổng kinh phí Dự toán để thực hiện dự án: 43.753.838.150 đồng.

 

II. Nguồn thải và các loại chất thải có nguy có gây hại cho sức khỏe con người:

   1. Nguồn thải chính: có 3 nguồn thải là chất thải rắn, nước thải và khí thải.

   2. Các loại chất thải có nguy có gây hại cho sức khỏe con người và môi trường:

      a. Theo công ước Stockhom, POPs gồm 12 hợp chất có tính độc hại, tồn tại bền vững trong môi trường, phát tán rộng và tích lũy trong hệ sinh thái, gây nguy hại cho sức khỏe con người. 12 loại hợp chất xếp vào nhóm POPs, cụ thể là:
     
- PCBs (Polychlorinated Bi-phenyls): là một loại hóa chất công nghiệp sử dụng trong những dòng chất lỏng trao đổi nhiệt, chất phụ gia cho ngành sơn, giấy không chứa cacbon, nhựa và nhiều ứng dụng công nghiệp khác. Được xem là một sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, đã bị cấm sản xuất và rất hạn chế trong sử dụng.
      - Các hợp chất của Dioxin: là sản phẩm phụ trong các hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp.
      -  Các hợp chất của Furan: là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp.
      -  DDT: là một trong những loại thuốc trừ sâu dùng để diệt côn trùng, bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp. Hiện nay đã bị cấm sử dụng nhưng vẫn còn tồn lưu.
      - Toxaphene: là một loại thuốc trừ sâu, dùng để diệt côn trùng trên cây bông vải, cây lúa, cây ăn trái, các loại đậu và rau quả, thậm chí có thể diệt bọ chét, côn trùng ở các chuồng trại.
      - Aldrin (Aldrex, Aldrite,…): là một loại thuốc trừ sâu, dùng để diệt côn trùng trong đất bảo vệ mùa màng.
      - Dieldrin (Dieldrex, Dieldrite, Octalox,…): là một loại thuốc trừ sâu, dùng để kiểm soát côn trùng và các tác nhân gây bệnh.
      - Eldrin (Hexadrin,…): là một loại thuốc trừ sâu, sử dụng rộng rãi trong các vụ mùa và kiểm soát các loài động vật gặm nhấm.
      - Heptaclo (Drimex, Heptamul, Heptox,…): là một trong những loại thuốc trừ sâu dùng để diệt côn trùng và diệt mối.
      - Mirex: là một trong những loại thuốc trừ sâu.
      - Hexacloruabenzen (HCB): thuộc nhóm thuốc trừ sâu và các sản phẩm phụ phát thải trong công nghiệp khi sản xuất nhựa.
      - Clordane (Clorotox, Octaclor, Penticlo,…): được sử dụng như một loại hóa chất để diệt côn trùng và mối.
Trong 12 loại hợp chất kể trên, có 4 loại hợp chất gồm PCBs, DDT, Dioxin và Furan là những loại hợp chất được đặc biệt chú ý và nghiên cứu sâu vì mức độ độc tính cao, tác hại đối với con người và môi trường đặc biệt nghiêm trọng.

      b. Các loại chất thải khi thải ra môi trường nếu vượt tiêu chuẩn cho phép đều có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người và môi trường:

 

   3. Khu vực môi trường bị ô nhiễm: 

       Hiện nay, khu công nghiệp Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2 đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung cho khu công nghiệp, do đó nước thải của các công ty, xí nghiệp vẫn thải trực tiếp vào hệ thống cống chung của khu công nghiệp và đổ ra rạch Sang Trắng 1, rạch Sang Trắng 2 gây ô nhiễm nguồn nước.

 

III. Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện nay tại địa phương:  Hiện nay trên địa bàn có 03 mỏ cát được cấp phép khai thác:

      1. Mỏ thuộc Cty TNHH XD TM Hồng Phát (phường Thới An), 

      2. Mỏ thuộc Công ty TNHH Thái Nguyễn (Phường Phước Thới) 

 

      3. Mỏ thuộc Công ty TNHH Thái Thành Long (Giáp ranh 2 phường Phước Thới và Thới An)

 

 

 

Phòng TN-MT quận Ô Môn

Các tin khác

start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar